Chat hỗ trợ
Chat ngay
Ngày đăng: 22/02/2022 | 1588 lượt xem

Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ F0 cách ly tại nhà. Qua bài viết này Xuân sẽ tổng hợp hướng dẫn chi tiết các biện pháp giúp các F0 đang tự cách ly ở nhà  hồi phục nhanh, những người đang chăm sóc F0 có thể bảo vệ sự an toàn của mình.

Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ F0 cách ly tại nhà

Cẩm nang: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ F0 cách ly tại nhà

ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ TẠI NHÀ

  • Người bệnh COVID 19 F0 được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên

TIÊU CHÍ LÂM SÀNG

  • Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ sốt ho khan, đau họng nghẹt mũi mệt mỏi đau đầu đau mỏi cơ, tê lưỡi
  • Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu Ôxy nhịp thở 20 lần phút SpO 2 96 khi thở khí trời không có thở bất thường như thở rên rút lõm lồng ngực phập phồng cánh mũi thở khò khè thở rít thì hít vào
  • Tuổi 3 tháng và 49 tuổi
  • Không có bệnh lý nền
  • Không đang mang thai
  • Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng
  • COVID 19 sau 14 ngày

CÓ KHẢ NĂNG TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

  • Tự ăn uống giặt quần áo vệ sinh cá nhân
  • Biết cách đo thân nhiệt
  • Có khả năng liên lạc với NVYT
  • Tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sỹ
  • Đối với trẻ em cần có người chăm sóc

CÁC BỆNH NỀN CẦN ĐƯỢC THEO DÕI TẠI BỆNH VIỆN KHI NHIỄM COVID 19

  1. Đái tháo đường
  2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác
  3. Ung thư
  4. Bệnh thận mạn tính
  5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
  6. Béo phì thừa cân
  7. Bệnh tim mạch suy tim bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim
  8. Bệnh lý mạch máu não
  9. Hội chứng Down
  10. HIV/AIDS
  11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ
  12. Bệnh hồng cầu hình liềm bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác
  13. Hen phế quản
  14. Tăng huyết áp
  15. Thiếu hụt miễn dịch
  16. Bệnh gan
  17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện
  18. Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
  19. Các bệnh hệ thống
  20. Bệnh lý khác đối với trẻ em

Các trang thiết bị cần có khi cách ly y tế tại nhà

Các trang thiết bị cần có khi cách ly y tế tại nhà

Các phương tiện cần có khi cách ly y tế tại nhà

Các phương tiện cần có khi cách ly y tế tại nhà

YÊU CẦU ĐỐI VỚI F0 THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ TẠI NHÀ

  • Chấp hành đúng quy định về thời gian cách ly
  • Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không sử dụng chung vật dụng với người khác không ăn uống cùng người khác không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi
  • Khai báo y tế hàng ngày
  • Vệ sinh khử khuẩn thu gom rác thải hàng ngày
  • Tuân thủ 5 K

Trường hợp cần có người chăm sóc , người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn , vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc

TỰ THEO DÕI SỨC KHỎE F0 TẠI NHÀ

Nếu có MỘT trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế.

  • Khó thở thở hụt hơi hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường thở rên rút lõm lồng ngực phập phồng cánh mũi khò khè thở rít thì hít vào
  • Nhịp thở tăng Người lớn nhịp thở 21 lần phút Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi Nhịp thở 40 lần phút Trẻ từ 5 dưới 12 tuổi nhịp thở 30 lần phút
  • SpO 2 96 Mạ ch nhanh 120 nhịp phút hoặc dưới 50 lần phút Huyết áp thấp huyết áp tối đa 90 mmHg, huyết áp tối thiểu 60 mmHg
  • Đau tức ngực thường xuyên cảm giác bó thắt ngực đau tăng khi hít sâu
  • Thay đổi ý thức Lú lẫn ngủ rũ lơ mơ rất mệt mệt lả trẻ quấy khóc li bì khó đánh thức co giật
  • Tím môi tím đầu móng tay móng chân da xanh môi nhợt lạnh đầu ngón tay ngón chân
  • Không thể uống Trẻ em bú kém giảm ăn kém, nôn
  • Trẻ có biểu hiện Sốt cao đỏ mắt môi đỏ lưỡi đỏ ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ nốt hoặc mảng xuất huyết

XỬ TRÍ MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG

Nếu có những triệu chứng đơn giản hãy xử trí như sau:

1. Sốt

  • Đối với người lớn 38 5 độ C hoặc đau đầu đau người nhiều uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0 5 g, có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ ngày không quá 4 viên uống oresol nếu uống kém giảm hoặc có thể  dùng uống thay nước
  • Đối với trẻ em 38 5 độ C, uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10 15 mg/kg/ lần có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ ngày không quá 4 lần
  • Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm COVID 19 tại nhà để xử lý

2. Ho dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sỹ

3. Có thể dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sỹ

DANH MỤC THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID 19 TẠI NHÀ CHO NGƯỜI > 18 TUỔI

Nhóm A

Là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng

  1. Paracetamol 500 mg Uống 01 viên khi sốt 38 5 độ C có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt
  2. Thuốc cân bằng điện giải oresol, nước dừa, nước hoa quả, nước lọc
  3. Vitamin tổng hợp (đa sinh tố, vitamin C Uống 02 lần Sáng 01 viên chiều 01 viên
  4. Thuốc sát khuẩn hầu họng nước muối sinh lý, nước súc miệng

Nhóm B

Là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt có triệu chứng sớm của suy hô hấp (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%. KHÔNG tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

  1. Dexamethasone 0 5 mg x 12 viên u ốn g 01 lần 12 viên tương đương 06 mg) HOẶC Methylprednisolone 16 mg x 01 viên uống
  2. Rivaroxaban 10 mg x 01 viên uống/ HOẶC Apixaban 2 5 mg x 01 viên uống/ HOẶC Dabigatran 220 mg x 01 viên uống
  • Phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 01 liều duy nhất trước khi chuyển viện.
  • Lưu ý KHÔNG sử dụng cho p hụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết
  • niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác).

Nhóm C

Là thuốc kháng vi rút thuốc dùng theo chỉ định của bác sỹ

  1. Molnupiravir viên 200 mg hoặc viên 400 mg Uống ngày 02 lần sáng 800 mg, chiều 800 mg, uống 05 ngày liên tục
  2. HOẶC Favipiravir viên 200 mg Ngày đầu uống ngày 02 lần sáng 8 viên chiều 8 viên các ngày sau uống ngày 02 lần sáng 03 viên chiều 03 viên uống từ 7 -14 ngày

* Chống chỉ định

  • Molnupiravir KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú
  • Favipiravir KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú 18 tuổi và s uy gan nặng, suy thận nặng.

ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG ĐÔNG DỰ PHÒNG CHO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT

Nếu người bệnh F 0 đang duy trì thuốc chống đông theo bệnh lý nền tiếp tục duy trì

Dùng liều dự phòng nếu người bệnh có nguy cơ cao bệnh lý nền tăng huyết áp tiểu đường, ung thư, bệnh phổi mạn tính, bệnh lý mạch vành, tiền sử huyết khối, béo phì điểm Modified IMPROVE VTE 2 hoặc 3

Phụ nữ có thai xem xét phối hợp thêm aspirin (nếu làm được xét nghiệm D dimer

Các thuốc chống đông đường uống

  1. Rivaroxaban 10 20 mg, uống 1 lần/ngày
  2. Apixaban 2 5 mg, uống 2 lần/ngày
  3. Dabigatran 220 mg, uống 1 lần/ngày.

Không dùng khi CrCl 15 ml/phút

Thời gian điều trị 7 - 10 ngày.

Yếu tố nguy co VTE

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ COVID 19 TẠI NHÀ CHO TRẺ EM

  • Nằm phòng riêng
  • Đeo khẩu trang với trẻ 2 tuổi
  • Điều trị triệu chứng
  • Hạ sốt khi nhiệt độ 38 5 độ C Paracetamol liều 10 15 mg / kg/ lần mỗi 6 giờ
  • Thuốc điều trị ho Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược
  • Uống nhiều nước
  • Đảm bảo dinh dưỡng bú mẹ, ăn đầy đủ
  • Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng
  • Theo dõi
  • Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt
  • Đo SpO 2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/ khó thở

DANH MỤC THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID 19 TẠI NHÀ CHO TRẺ EM

DANH MỤC THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID 19 TẠI NHÀ CHO TRẺ EM

Ghi chú: Uống Paracetamol khi sốt trên 38.5 độ C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.

Dấu hiệu cảnh báo

  • Triệu chứng bất thường cần báo NVYT Sốt 38 độ C Tức ngực Đau rát họng, ho Cảm giác khó thở Tiêu chảy SpO2 < 96% (nếu đo được) Trẻ mệt, không chịu chơi Ăn bú kém
  • Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc tổ y tế cộng đồng để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay Thở nhanh theo tuổi*; Cánh mũi phập phồng Rút lõm lồng ngực.

* Ghi chú Thở nhanh theo tuổi

  • 01 - 05 tuổi 40 lần/phút
  • 05 - 12 tuổi 30 lần/phút
  • 12 tuổi 20 lần/phút

XÉT NGHIỆM COVID 19 TẠI NHÀ (Test nhanh kháng nguyên SARS CoV 2)

XÉT NGHIỆM COVID 19 TẠI NHÀ (Test nhanh kháng nguyên SARS CoV 2)

CÁCH ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG TINH THẦN

CÁCH ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG TINH THẦN

LUYỆN TẬP, VẬN ĐỘNG NÂNG CAO SỨC KHỎE

  1. Giãn nở lồng ngực tăng thông khí ra vào phổi
  2. Tống thải đờm khi có tăng tiết đờm
  3. Tăng cường khả năng vận động và các cơ tham gia hô hấp
  4. Ngăn chặn suy giảm thể chất cải thiện tinh thần

Một số bài tập thở vận động gồm

  • Các bài tập thở
  • Vận động tại giường
  • Bài tập giãn cơ
  • Bài tập thể lực tăng sức bền

Trong quá trình tập luyện nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường mệt khó thở hay đau ngực tăng cần dừng tập và theo dõi cơ thể Nếu các biểu hiện này tăng lên cả khi nghỉ cần báo ngay cho NVYT để được theo dõi

kịp thời.

NHỮNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN TẠI NHÀ

Những việc cần thực hiện tại nhà

1. Cách ly người nhiễm khỏi những người khác

  • Bố trí phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người nhiễm

Người nhiễm KHÔNG

  • Ăn uống cùng với người khác
  • Di chuyển ra khỏi khu vực cách ly
  • Tiếp xúc gần với người khác và vật nuôi
  • Không dùng chung bát đĩa ly uống nước bộ dụng cụ ăn khăn tắm hoặc bộ đồ giường với những người khác trong nhà

2. Bảo đảm nhà ở thông thoáng

  • Luôn mở cửa sổ cửa đi khi có thể
  • Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác
  • Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung.
  • Sử dụng quạt máy lọc không khí.

rửa tay thường xuyên

3. Rửa tay thường xuyên

  • Rửa tay là cách giảm lây nhiễm COVID 19
  • Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60 trong ít nhất 15 giây

Thời điểm rửa tay

  • Trước và sau khi nấu ăn
  • Trước và sau khi ăn uống
  • Sau khi ho, hắt hơi xì mũi
  • Sau khi chạm vào các vật dụng bề mặt
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi thu dọn rác thải

4. Đeo khẩu trang đúng cách

  • Người chăm sóc: Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người nhiễm và những người khác.
  • Người nhiễm: Người nhiễm phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt ngay cả khi được cách ly để giảm thiểu nguy cơ lây truyền vi rút cho những người khác.
  • Các thành viên trong gia đình: Các thành viên khác trong hộ gia đình phải đeo khẩu trang mỗi khi họ ở chung phòng hoặc không gian với người khác.

5. Vệ sinh hô hấp

  • Luôn đeo khẩu trang
  • Không khạc nhổ trong không gian chung
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi
  • Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác kín
  • Rửa tay bằng nước xà phòng sau khi ho, hắt hơi.

6. Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm

  • Bố trí bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID 19 nên sử dụng dụng cụ dùng một lần
  • Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng
  • Rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng
  • Người nhiễm COVID 19 tự rửa bát đĩa trong phòng riêng Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng khi dọn đồ ăn và rửa bát đĩa
  • Bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm sau khi rửa để ở vị trí riêng

7. Xử lý đồ vải an toàn

  • Tốt nhất là người nhiễm có thể tự giặt quần áo Nếu cần người chăm sóc giặt
  • Đeo găng tay khi xử lý đồ vải của người nhiễm
  • Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ
  • Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn
  • Tháo găng rửa tay sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm
  • Nên giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác Không giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút qua không khí.

8. Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ

  • Tốt nhất là người nhiễm tự vệ sinh
  • Làm sạch sàn nhà tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn Lau lại bằng nước sạch
  • Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ người chăm sóc mang găng trước khi vệ sinh
  • Sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng cho khu vực của người nhiễm
  • Có thể bọc thiết bị điện tử bằng màng nilon và vệ sinh khử trùng bên ngoài
  • Tháo bỏ găng rửa tay sau khi vệ sinh
  • Thực hiện vệ sinh bề mặt ít nhất 1 lần ngày

9. Thu gom xử lý chất thải đúng cách

  • Đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân có lót túi nilon bên trong ở phòng của người nhiễm
  • Thu gom xử lý chất hằng ngày
  • Đeo găng khi xử lý chất thải bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong
  • Rửa tay sau khi xử lý chất thải

10. Sử dụng găng tay

  • Người chăm sóc nên sử dụng găng tay khi khử trùng các bề mặt và vật dụng trong nhà và khi chăm sóc người nhiễm
  • Đeo găng tay sẽ không thay thế cho các biện pháp phòng ngừa khác như giãn cách rửa tay và đeo khẩu trang
  • Không sử dụng lại găng tay Mỗi đôi găng tay chỉ sử dụng một lần rồi bỏ
  • Không chạm vào mặt khi đang đeo găng mặt ngoài găng có thể có mầm bệnh.

CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG

1. Tập thở

  • Giúp cải thiện tình trạng khó thở
  • Một số kiểu tập thở gồm thở chúm môi thở cơ hoành thở bụng Nếu người nhiễm có tiết nhiều đờm dịch thì tập kỹ thuật thở chu kỳ chủ động và kỹ thuật ho.

Các kiểu tập thở

Các kiểu tập thở

2. Tư thế nghỉ ngơi

  • Nếu kết quả đo ô xy máu (SpO2) dưới 94 hoặc thấy mệt khó thở người nhiễm có thể áp dụng tư thế nằm sấp nằm đầu cao.
  • Tiếp tục theo dõi ô xy máu khi thay đổi tư thế.

Các tư thế nghỉ ngơi

Các tư thế nghỉ ngơi

3. Bài tập tăng thể lực, rèn luyện sức bền

Bài tập tăng thể lực, rèn luyện sức bền

Các bài tập tăng thể lực, rèn luyện sức bền

4. Tập vận động tại giường

  • Người nhiễm COVID 19 từ nhẹ đến vừa được khuyến cáo nên nghỉ ngơi tại giường và vận động vừa sức
  • Vận động giúp hỗ trợ tiêu hóa cải thiện tuần hoàn máu và giúp thư giãn.

Các bài tập vận động tại giường

Các bài tập vận động tại giường

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI NHIỄM COVID 19 TẠI NHÀ

1. Thực phẩm nên dùng

  • Gạo mỳ ngô khoai sắn
  • Các loại hạt đậu đỗ vừng lạc
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Thịt các loại cá tôm
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng trứng gà trứng vịt trứng chim cút
  • Dầu thực vật dầu oliu dầu cá
  • Các loại rau đa dạng các loại rau
  • Quả tươi ăn đa dạng các loại quả

2. Thực phẩm hạn chế dùng

  • Mỡ động vật phủ tạng động vật
  • Các thực phẩm chứa nhiều muối đồ hộp dưa muối cà muối
  • Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt
  • Các chất kích thích như rượu bia cà phê thuốc lá.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO SPO2

  1. Kiểm tra pin
  2. Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy
  3. Nhấn nút nguồn để khởi động máy Không cử động tay trong khi đo
  4. Khi kết thúc đo rút ngón tay ra sau vài giây máy sẽ tự tắt
  5. SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2 Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm Phạm vi đo 0-100%. Giá trị bình thường 96-100%.
  6. Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR
  •         Đơn vị đo lần/ phút          
  •          Phạm vi đo 0 - 254 lần/ phút. Giá trị bình thường 60 - 100 lần/ phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi)

Qua bài viết này Xuân hy vọng sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc./.

Tổng cộng 0 bình luận

Bình luận của bạn